Chụp X-quang khớp thái dương hàm: Mục đích và quy trình
Các tình trạng đau khớp thái dương hàm, cứng miệng, khó mở miệng đều là triệu chứng của bệnh lý viêm khớp thái dương hàm và cần được điều trị ngay lập tức. Thông qua hình ảnh chụp X-quang khớp thái dương hàm, bác sĩ sẽ khảo sát được tình trạng thực tế của khớp thái dương hàm, từ đó đưa ra được giải pháp điều trị phù hợp.
1. Bệnh lý viêm khớp thái dương hàm (TMJ)
Đây không phải là bệnh lý hiếm gặp và nó gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Dù không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài viêm khớp thái dương hàm vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe toàn thân như gây đau răng, sưng mặt, đau đầu, ù tai, chóng mặt, ảnh hưởng đến thính giác,…
1.1 Viêm khớp thái dương hàm là gì?
Thuật ngữ chính xác của viêm khớp thái dương hàm là rối loạn chức năng khớp thái dương hàm. Hay chính là tình trạng co thắt và mất cân bằng ở khớp nối giữa xương sọ và xương hàm dưới.
Khớp thái dương hàm là một trong những thành phần của bộ máy nhai, cùng răng và cơ nhai hoạt động ổn định, đóng mở nhịp nhàng khi ăn nhai, nói và nuốt. Nếu bất kỳ một thành phần nào xảy ra trục trặc thì sẽ dẫn đến hậu quả rối loạn chức năng khớp thái dương.
Bệnh lý này có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở độ tuổi dậy thì hoặc mãn tính. Tuy phổ biến nhưng lại ít người hiểu biết về bệnh lý viêm khớp thái dương hàm, các triệu chứng cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh lý.
1.2 Dấu hiệu nhận biết viêm khớp thái dương hàm
Viêm khớp thái dương hàm xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là do nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp chiếm tới 50%. Còn lại nguyên nhân có thể do chấn thương, tai nạn, mỏi cơ khớp, nghiến răng, tuổi tác,…
Để nhận biết bệnh rối loạn chức năng khớp thái dương có thể thông qua các dấu hiệu như sau:
- Đau khớp thái dương hàm
- Đau cơ hàm và các cơ liên quan
- Tiếng kêu khớp lục cục khi há miệng
- Há miệng bị giới hạn, há miệng bị lệch
- Đau vùng má, đau đầu
- Cảm giác đau tăng lên khi vận động khớp để ăn nhai, há miệng, nói chuyện
- Đau trong tai, ù tai, giảm thính lực, rối loạn thăng bằng
- Chảy nước mắt, đau sau hốc mắt
- Cảm giác nóng bỏng, châm chích vùng mũi – hầu
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh lý mà các triệu chứng là khác nhau. Ban đầu chỉ đau nhẹ và nhiều người không chú ý tới, phải đến khi đau nhức nặng ảnh hưởng tới cuộc sống mới có ý định điều trị.
2. Mục đích chụp X-quang khớp thái dương hàm
Đối với các trường hợp tiên lượng mắc bệnh lý liên quan đến khớp thái dương hàm sẽ cần tiến hành chụp X-quang. Thực tế chụp khớp thái dương hàm có nhiều phương pháp và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, nhưng quan trọng và chính xác nhất vẫn là chụp X-quang.
Mục đích chụp X-quang là để khảo sát khớp thái dương – hàm, hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý răng hàm mặt. Khi đó có thể thực hiện chụp X-quang răng chuẩn ngang đầu, X-quang theo mặt phẳng ngang hầu, X-quang sọ mặt từ xa, X-quang từ phía dưới cầm lên đến đỉnh đầu.
Nếu khớp thái dương hàm ở trạng thái bình thường thì hình ảnh sẽ cho kết quả: lồi cầu xương hàm dưới có hình ảnh cấu trúc vòm nằm trong ổ chảo của khớp. Với trường hợp mắc bệnh lý thì có biểu hiện viêm khớp, di lệch đĩa sụn, khối u.
3. Hình ảnh X-quang khớp thái dương hàm
Dưới đây là một số hình ảnh chụp X-quang khớp thái dương hàm mà bạn có thể quan sát:
4. Một số chẩn đoán thường gặp về khớp thái dương hàm
Để chẩn đoán chính xác tình trạng khớp thái dương hàm, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín ứng dụng công nghệ chụp X-quang hiện đại, bác sĩ giàu kinh nghiệm. Dựa trên hình ảnh 3D sắc nét cùng những kiến thức chuyên môn của mình, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán và kế hoạch điều trị phù hợp.
Cùng với bệnh lý viêm khớp thái dương hàm thì một số vấn đề thường gặp về khớp thái dương như sau:
- Gãy khớp thái dương hàm (vỡ hõm khớp, gãy đầu lồi cầu/cực trong lồi cầu)
- Cứng khớp thái dương hàm (dính khớp xơ, dính khớp xương)
- Trật khớp thái dương hàm ra trước, ra ngoài hoặc lên trên
- Viêm xương khớp thái dương hàm nguyên phát và thứ phát, thoái hóa khớp thái dương hàm
- Rối loạn phức hợp đĩa nồi cầu (Trật đĩa tái hồi, trật đĩa bất hồi, lỏng dây chằng đĩa)
- Rối loạn bẩm sinh và phát triển.
Xem thêm: Răng lệch nhân trung: Nguyên nhân và cách khắc phục
5. Quy trình thực hiện chụp X-quang và chẩn đoán hình ảnh
Chụp X-quang khớp thái dương hàm là kỹ thuật khá đơn giản, được thực hiện nhanh chóng và không gây ra bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe. Một số lỗi cần lưu ý trong quá trình chụp X-quang khớp thái dương là việc người bệnh không giữ vị trí bất động khi chụp, dẫn đến hình ảnh X-quang không được rõ nét.
Quy trình chụp X-quang khớp thái dương gồm 6 bước như sau:
- Bước 1: Kỹ thuật viên chuẩn bị vật tư, người bệnh tháo bỏ các vật dụng kim loại (trang sức) có trên vùng đầu, mặt, cổ.
- Bước 2: Khởi động máy chụp X-quang và chọn chế độ chụp khớp thái dương hàm 2 bên. Tư thế của người bệnh phải đảm bảo lưng thẳng, khối mặt đối xứng qua mặt phẳng dọc giữa, không quá cúi hay quá ngửa. Mặt phẳng này phải đi qua đường nối lỗ tai – bờ dưới ổ mắt nằm song song với mặt sàn, cằm tì trên thanh đỡ cằm. Người bệnh cắn răng hai hàm khít nhau, há miệng tối đa và giữ bất động trong quá trình chụp.
- Bước 4: Kỹ thuật viên đặt vị trí tia X trung tâm, khu trú vào phía trước bình tai khoảng 1cm.
- Bước 5: Kỹ thuật viên ấn và giữ nút phát tia để thực hiện chụp phim khớp thái dương hàm theo các thông số đã chọn.
- Bước 6: Người bệnh rời khỏi vị trí chụp phim theo hướng dẫn của kỹ thuật viên. Tháo cát-xét và rửa phim hoặc in phim tùy vào hệ thống máy chụp.
Xem thêm:
Khuôn mặt mất cân đối phải làm sao để khắc phục?
Các loại lệch khớp cắn – Tác hại và cách điều trị hiệu quả
Nha khoa Trẻ – Nha khoa uy tín tại Hà Nội có đội ngũ bác sĩ, trợ tá chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng với hệ thống máy móc hiện đại. Đáp ứng ứng các tiêu chí quan trọng trong chẩn đoán, điều trị nha khoa. Thực hiện chụp X-quang với hình ảnh tốt nhất, bác sĩ chẩn đoán tình trạng khớp thái dương hàm thực tế ở người bệnh và tư vấn điều trị hiệu quả. Nếu bạn cần tư vấn hoặc thăm khám trực tiếp thì vui lòng liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334.