NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Chảy máu chân răng sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Sau khi sinh em bé nhiều bà mẹ mải chăm sóc con nhỏ mà quên mất việc phải chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn thân dẫn đến các bệnh răng miệng và gây chảy máu chân răng sau sinh.

Sau khi sinh em bé nhiều bà mẹ mải chăm sóc con nhỏ mà quên mất việc phải chăm sóc sức khỏe của bạn thân, đặc biệt là trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Nếu bạn vệ sinh răng miệng qua loa thì rất dễ dẫn đến các bệnh lý răng miệng và khiến các mẹ bị chảy máu chân răng sau sinh.

Chảy máu chân răng sau sinh: mẹ có biết nguyên nhân và cách khắc phục?

1. Nguyên nhân khiến bà mẹ sau sinh bị chảy máu chân răng

Giai đoạn mang thai hay sau khi sinh thì cơ thể của người mẹ thay đổi khá nhiều về các hoocmone trong cơ thể, dẫn đến nướu lợi nhạy cảm hơn trước. Khi chải răng sai cách, tác động lực quá mạnh sẽ làm lợi của các mẹ dễ chảy máu hơn bình thường.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng sau sinh cũng có thể xuất phát từ việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng ở thể của người mẹ. Cụ thể là các thành phần sắt, các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C khiến sức đề khoáng của mẹ trở nên yếu hơn.

Thời điểm sau sinh, sản phụ sẽ phải ăn rất nhiều bữa phụ trong ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho nguồn sữa mẹ. Điều này cũng khiến bà mẹ sau sinh dễ tích tụ mảng bám thức ăn ở chân răng, dưới nướu tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào nướu lợi làm chảy máu chân răng.

Các mẹ ăn nhiều bữa trong ngày làm tăng nguy cơ tích tụ mảng bám và vi khuẩn

Nếu các mẹ quá bận rộn trong việc chăm sóc con cái mà dẫn đến việc chải răng không kỹ lưỡng, không thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng khác như dùng chỉ nha khoa hay súc miệng thì sẽ làm tích tụ vi khuẩn và mảng bám ở kẽ răng. Lâu dần nướu lợi sẽ trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, chảy máu chân răng sau sinh ở các mẹ.

Xem thêm: Chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm không?

2. Chảy máu chân răng sau sinh có sao không?

Tình trạng chảy máu chân răng ở bà mẹ sau sinh chủ yếu xảy ra do vi khuẩn trong khoang miệng, đặc biệt ở vị trí chân răng. Trước hết các vi khuẩn này sẽ tấn công vào răng nướu gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu có nguy cơ làm hỏng răng vĩnh viễn. Các vi khuẩn này còn có thể xâm nhập vào đường máu dẫn tới viêm tuyến vú cấp tính, viêm nội mạc tử cung, thậm chí là viêm xương chậu,…

Nguy hiểm hơn nữa là việc vi khuẩn trong khoang miệng truyền sang cho bé qua tiếp xúc và qua hơi thở của mẹ. Khi đó, bé có thể bị nhiễm bệnh ở khoang miệng khiến bé mắc bệnh răng miệng từ sớm, nghiêm trọng nhất là nhiễm khuẩn ở cơ thể của bé gây ra các bệnh toàn thân.

Vi khuẩn có thể lây nhiễm cho trẻ thông qua việc hôn, thơm mặt

Chính vì vậy, nếu thấy hiện tượng chảy máu chân răng sau sinh thì mẹ không nên lơ là mà hãy đến bác sĩ thăm khám để xác nhận nguyên nhân cũng như tìm cách khắc phục.

3. Chảy máu chân răng sau sinh khắc phục như thế nào?

Tùy vào từng trường hợp chảy máu chân răng sau sinh mà hướng khắc phục là khác nhau. Nếu chảy máu chân răng xuất phát từ các bệnh lý răng miệng thì cần điều trị triệt để bệnh lý. Đồng thời bạn cần cải thiện chế độ chăm sóc răng miệng của mình để hạn chế vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng, từ đó thì tình trạng chảy máu chân răng sau sinh hay các biến chứng nguy hiểm sẽ không xảy ra.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày:

  • Đánh răng đúng cách, nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, có đầu nhỏ để dễ dàng làm sạch tất cả các răng trong khoang miệng.
  • Lựa chọn kem đánh răng loại ít kích thích, và nếu không mắc bệnh lý răng miệng gì thì không nên dùng loại có chứa thuốc.
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau các bữa ăn để lấy mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng.
  • Súc miệng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn và mảng bám hiệu quả hơn.
Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ hạn chế được tình trạng chảy máu chân răng sau sinh

Thực đơn ăn uống:

  • Nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với đồ ăn đồ uống với độ nóng lạnh vừa phải để không gây kích ứng răng nướu. Các đồ ăn chua và quá ngọt cũng nên hạn chế vì chúng có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng.
  • Nên ăn nhiều rau quả tươi ít ngọt, như vậy sẽ đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và bé, đồng thời giúp làm sạch răng miệng hiệu quả.

Xem thêm: Viêm lợi chảy máu chân răng uống thuốc gì để mau khỏi?

                      Viêm lợi trùm là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bên cạnh đó thì việc kiểm soát sức khỏe răng miệng tốt nhất là được trực tiếp bác sĩ nha khoa thăm khám và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng. Nếu có biểu hiện của bất kỳ bệnh răng miệng nào cũng sẽ được phát hiện và điều trị bệnh lý kịp thời. Các nha sĩ khuyến cáo thời gian khám răng tốt nhất là khoảng 6 tháng/lần.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.
tiktokFacebookYoutube