Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ từ A đến Z ở mọi lứa tuổi
Sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu răng miệng của bé không được chăm sóc từ sớm. Dưới đây là hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc răng miệng cho trẻ.
Răng miệng là bộ phận quan trọng, đảm nhiệm việc nhai và nghiền thức ăn, nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trẻ sơ sinh và trẻ tập đi cũng có nguy cơ bị bệnh sâu răng như những trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành. Chăm sóc răng miệng cho trẻ cần phải được bắt đầu từ lúc mới sinh. Tập thói quen vệ sinh răng miệng sớm giúp cho bé có hàm răng khỏe mạnh. Bài chia sẻ dưới đây của Nha khoa Trẻ sẽ hướng dẫn cho các bậc cha mẹ về cách chăm sóc răng miệng của trẻ.
1. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh răng miệng ở trẻ em
Trước hết, do sự chủ quan của cha mẹ trong vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ. Sâu răng từ nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, tâm lý giao tiếp của trẻ mà còn gây nhiều bất lợi cho các bé khi trưởng thành.
Một nguyên nhân quan trọng là nhiều bậc phụ huynh chưa ý thức đầy đủ về ý nghĩa của việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Mọi người cứ nghĩ rằng con còn nhỏ, chưa cần đánh răng hàng ngày.
Tiếp theo phải nhắc đến đó là sự phổ biến của đồ hộp, thức ăn nhanh. Do điều kiện sống ngày càng được nâng cao, đồng nghĩa với việc thói quen ăn uống của người Việt trong những năm gần đây thay đổi. Đồ hộp, đồ ăn nhanh rất phát triển và phổ biến. Đây chính là một trong những tác nhân góp phần gây ra các bệnh răng miệng ở trẻ em.
Ngoài ra, do lượng đường dư thừa trong các loại thức ăn, khiến vi khuẩn ở trong răng miệng trẻ và dễ dàng gây sâu răng. Chúng tạo thành mảng bám trên răng. Nếu không chải răng kỹ, không chăm sóc răng miệng cho trẻ mỗi ngày thì vi khuẩn trong mảng bám sẽ tiết ra Axit có hại, phá hủy men răng và làm sâu răng. Lâu ngày sẽ tạo thành cao răng gây viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí mất răng nếu không được chữa trị kịp thời.
2. Những ảnh hưởng nghiêm trọng khi trẻ mắc các bệnh về răng miệng
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: Sâu răng và viêm nướu có liên quan mật thiết đến các bệnh khác trong cơ thể khi trẻ trưởng thành như: Bệnh mạch máu não, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, xơ cứng động mạch, đường hô hấp, xương thủy tinh, thai nhi phát triển chậm,…
Tuy nhiên, phần lớn các bậc cha mẹ cho rằng răng sữa sẽ thay bằng răng vĩnh viễn nên khi thấy răng sữa con bị sâu thì nghĩ là không sao, không cần điều trị. Trong khi đó, răng sữa có chức năng rất quan trọng. Giúp trẻ nhai khi ăn, phát âm, thẩm mỹ và giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc, kích thích xương hàm phát triển.
Tuổi của răng sữa kéo dài 6 – 12 năm. Trong quá trình mọc răng, lần lượt từng răng sẽ bị thay chứ không diễn ra cùng lúc. Do vậy, cha mẹ phải chú ý cẩn trọng trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ nhỏ.
Nếu nhổ răng sữa sớm do sâu răng, các răng bên cạnh sẽ bị xô lệch, chiếm chỗ của răng vĩnh viễn. Khi đó, răng vĩnh viễn bắt buộc mọc lệch, mọc xiên hoặc thậm chí có trường hợp không mọc được, phải nắn chỉnh rất tốn kém. Ngoài ra, trẻ mất răng sữa sớm, không ăn nhai được thì xương hàm không phát triển, dẫn đến khuôn mặt thiếu cân đối.
3. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi
3.1. Lưu ý trong cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ theo độ tuổi
Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ từ sớm là điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ. Có rất nhiều cách bảo vệ và phòng ngừa bệnh răng miệng cho trẻ. Điều cơ bản nhất đó là cha mẹ phải biết chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi của bé và dạy bé chải răng đúng cách.
Từ 8 tháng tuổi, bé bắt đầu mọc răng sữa. Đối với giai đoạn từ 1 – 2 tuổi, cha mẹ cần chủ động đánh răng cho trẻ. Khi bé chưa mọc răng hay mới mọc một vài chiếc răng đầu tiên, bạn cần vệ sinh răng nướu cho trẻ bằng gạc mềm thấm nước ấm sạch hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ các mảng bám từ sữa, đồ ăn hàng ngày bám trong răng miệng bé.
Khi trẻ 3 – 6 tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng hàm và lần lượt thay răng. Lúc này, cha mẹ có thể dạy trẻ đánh răng, cho trẻ tự đánh răng mỗi ngày dưới sự giám sát của người lớn. Đến 6 – 9 tuổi, cha mẹ vẫn nên kiểm tra việc chải răng của trẻ đều đặn để đảm bảo trẻ đánh răng đúng cách, không gây ảnh hưởng đến răng miệng bé, giúp cho việc chăm sóc răng miệng cho trẻ dễ dàng hơn sau này.
Xem thêm:
Chăm sóc răng miệng cho bé mới mọc răng
Chăm sóc răng miệng cho trẻ mầm non
Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh
3.2. Một số lưu ý giúp cha mẹ chăm sóc răng miệng cho trẻ dễ dàng hơn
Cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc sau và nên sử dụng những mẹo dưới đây nhằm tạo hứng thú cho trẻ làm quen với thói quen đánh răng đúng cách:
Trước hết, chia lịch đánh răng, vệ sinh răng miệng vào thời gian hợp lý, 2 lần/1 ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Dạy trẻ đánh răng đúng cách để trẻ không bị đau đớn, khó chịu khi chải răng đồng thời mang lại hiệu quả chăm sóc răng miệng cho trẻ một cách tối ưu. Chải từng nhóm răng, mỗi nhóm 2 – 3 cái, đủ ba mặt răng: mặt trước, mặt sau và mặt nhai. Độ dài thời gian đánh răng hợp lí nhất khoảng 2 – 3 phút.
Quan trọng hơn, cha mẹ cần chọn loại kem đánh răng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Chọn loại có công thức không đường, chứa Xylitol và Active Fluoride để chống sâu răng.
Khi chọn bàn chải cho trẻ, cha mẹ cần ưu tiên loại có đầu tròn nhỏ với cổ bàn chải dài để trẻ dễ xoay sở khi chải sâu tận mặt sau của răng. Kiểu dáng bàn chải phải dễ thương, hợp với sở thích của trẻ. Lông bàn chải phải siêu mềm nhưng đủ để loại bỏ các mảng bám mà không gây trầy xước nướu.
Ngoài ra, cha mẹ hãy tạo hứng thú đánh răng cho trẻ. Bởi đối với trẻ, đánh răng là một hành động khá khó, rất nhiều trẻ thường trốn không đánh răng vì không thích, khó chịu. Mẹ hãy kiên nhẫn giải thích cho con hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng cho trẻ và những tác hại do bệnh sâu răng gây nên.
Trên đây là tất cả các chia sẻ từ A đến Z về cách chăm sóc răng miệng cho trẻ. Đặc biệt, cha mẹ nên cho bé đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 1 – 2 lần một năm để phòng ngừa các bệnh răng miệng thường gặp. Hy vọng các cha mẹ sẽ chăm sóc sức khỏe răng miệng cho các bé một cách tốt nhất.