Viêm nha chu ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và 4 cách điều trị
Viêm nha chu ở trẻ em gây ăn uống khó khăn, nguy cơ mất răng,... cần phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng.
Bệnh viêm nha chu ở trẻ tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm thì dẫn đến nhiều chứng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ cần tìm hiểu về bệnh lý viêm nha chu ở trẻ để có thể nhận biết, phòng ngừa và điều trị kịp thời.
1. Viêm nha chu ở trẻ là gì?
Nha chu là các tổ chức mô quanh chân răng bao gồm nướu lợi, dây chằng và xương ổ răng. Chúng liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành cấu trúc nâng đỡ và cố định răng trên xương hàm. Khi các tổ chức này bị tổn thương, nha chu bị viêm nhiễm thì chính là bệnh lý viêm nha chu. Ban đầu bệnh lý này chỉ ảnh hưởng đến mô mềm, nướu lợi nhưng nếu phát triển nặng sẽ vào đến xương ổ răng.
Vì vậy, cần nhận biết bệnh lý từ giai đoạn đầu để có cách điều trị hiệu quả, đặc biệt là tình trạng viêm nha ở trẻ em bởi trẻ rất khó nhận thức được sức khỏe răng miệng của bản thân.
2. Dấu hiệu viêm nha chu ở trẻ em
Dưới đây là các biểu hiện thường gặp của bệnh viêm nha chu ở trẻ:
- Nướu lợi sưng tấy, có màu đỏ.
- Trẻ hay bị chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc khi ăn uống.
- Có cảm giác đau nhức trên nướu lợi khiến ăn uống khó khăn, cơ thể mệt mỏi, uể oải.
Khi bệnh lý nha chu trở nặng hơn thì sẽ xuất hiện các vấn đề như:
- Nướu dần tụt ra khỏi răng, làm lộ chân răng ngày càng nhiều.
- Túi mủ hình thành giữa răng và nướu.
- Các răng không còn sát khít như trước.
- Răng bị lung lay và có thể làm mất răng.
3. Những nguy hại của bệnh lý viêm nha chu
3.1 Có nguy cơ mất răng
Khi bị viêm nhu chu, các tổ chức nâng đỡ răng đã bị tổn hại nghiêm trọng. Các túi mủ xuất hiện dọc theo các sợi neo khỏe mạnh khiến sợi neo và xương hàm bị phát vỡ làm răng dần trở nên lỏng lẻo, nghiêm trọng hơn là làm mất răng sớm.
3.2 Ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn
Trong trường hợp bệnh viêm nha chu ở trẻ trong giai đoạn răng sữa thì sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hàm răng vĩnh viễn sau này. Răng sữa mất sớm do viêm nha chu sẽ khiến các răng vĩnh viễn mất đi định hướng, răng mọc lệch lạc làm sai khớp cắn.
3.3 Khiến trẻ phát âm khó khăn
Răng sữa có vai trò quan trọng trong việc phát âm ở trẻ. Với một hàm răng sữa khỏe mạnh sẽ giúp trẻ phát âm chính xác, tránh tình trạng nói ngọng. Nhưng nếu trẻ mất răng sữa sớm sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm, tăng nguy cơ nói chậm, nói ngọng ở trẻ.
3.4 Gây cản trở khả năng ăn uống của bé
Khi trẻ bị viêm nhiễm, sưng tấy vùng mô nướu sẽ khiến trẻ đau nhức dẫn đến việc ăn nhai khó khăn. Hay khi mất răng sớm, chức năng ăn nhai của toàn hàm cũng bị suy giảm đáng kể, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe cơ thể của trẻ nói chung.
4. Nguyên nhân gây viêm nhiễm nha chu ở trẻ em
Theo các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Nha khoa Trẻ, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này ở trẻ. Xin mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết về 4 nguyên nhân đó ngay bây giờ.
4.1 Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
Phần lớn trẻ nhỏ đều chưa đủ ý thức để nhận biết tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng. Trẻ có thể chải răng qua loa, quên phải chải răng hay không biết chải sao cho đúng. Do đó, vi khuẩn hay mảng bám trong khoang miệng sẽ không được làm sạch triệt để.
Các mảng bám, vi khuẩn này về lâu dài sẽ hình thành lên mảng bám cao vôi ở răng. Vi khuẩn sẽ có môi trường thuận lợi để phát triển, tiết ra các chất độc hại gây kích ứng lợi và lâu dần sẽ gây ra bệnh lý viêm nha chu ở trẻ, đồng thời gây ra bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em.
4.2 Thói quen, tật xấu trong sinh hoạt, ăn uống hằng ngày
Bánh kẹo, bim bim,… hay các loại đồ ngọt nói chung đều là những món ăn khoái khẩu của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng đồng thời nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nha chu ở trẻ nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Hay với nước ngọt, nước có gas nếu uống nhiều sẽ gây ăn mòn lớp men răng của trẻ.
Ngoài ra trẻ cũng có thể quên đi việc phải vệ sinh răng miệng khiến mảng bám và vi khuẩn có môi trường thuận lợi để phát triển. Hay việc trốn tránh tới nha khoa thăm khám và làm sạch cao răng định kỳ cũng khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh lý răng miệng này hơn.
4.3 Xuất phát từ di truyền, cơ địa
Ở những trẻ có sức khỏe răng miệng kém sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu cao hơn hẳn sang những trẻ khỏe mạnh. Nguyên nhân xuất phát bởi khả năng kháng khuẩn của những đối tượng này sẽ kém hơn tương đối.
Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nha chu ở trẻ cũng có thể xuất phát do di truyền. Nếu bố mẹ có men răng yếu, cấu trúc răng không đều, lưu lượng nước bọt kém,… đều có thể tăng khả năng nhiễm viêm nha chu ở trẻ em. Vì vậy mà có đến 30% nguy cơ mắc bệnh lý này xuất phát từ di truyền.
Xem thêm:
Trẻ bị áp xe răng phải làm sao?
[Tư vấn] Răng cấm của trẻ bị sâu phải làm sao?
5. Cách điều trị dứt điểm viêm nha chu cho trẻ em
Phương pháp điều trị dứt điểm viêm nha chu cho trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào giai đoạn cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là 4 phương án điều trị do đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa Trẻ chia sẻ đến bạn đọc.
5.1 Điều trị khẩn cấp
Điều trị khẩn cấp sẽ được chỉ định khi vùng nướu lợi hay niêm mạc có xuất hiện ổ mủ. Mặc dù trẻ có thể sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm để hạn chế tình trạng này nhưng bệnh vẫn tồn tại và có thể dẫn đến mãn tính. Việc loại bỏ ổ mủ sẽ giảm thiểu nguy cơ bộc phát của bệnh theo chu kỳ hay trầm trọng theo thời gian.
5.2 Điều trị không phẫu thuật
Điều trị không phẫu thuật là phương pháp thường xuyên được áp dụng nhất sau khi bác sĩ đã đánh giá tổng quan về tình trạng răng miệng của trẻ. Dựa vào đó mà những thủ thuật dưới đây sẽ được thực hiện tương ứng:
- Cạo vôi răng
- Chỉnh sửa, thay thế miếng trám răng hay phục hình răng lỗi, sai kỹ thuật.
- Đánh giá tổng quan về răng miệng và xem răng nào cần loại bỏ.
- Cố định và giữ răng nếu có thể.
- Thực hiện phục hình nếu cần thiết.
5.3 Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Với những bệnh nhân đã được áp dụng các phương pháp trên nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Có 3 phương pháp thường được áp dụng gồm:
- Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu sẽ giảm độ sâu của túi và giúp bệnh nhân thuận lợi hơn trong việc vệ sinh mảng bám trên răng.
- Phẫu thuật tái tạo giúp phục hồi phần xương và mô nha chu đã bị vi khuẩn phá hoại.
- Phẫu thuật ghép mô mềm sẽ phục hồi mô hư hại và ngăn chặn tụt lợi quanh chân răng. Tình trạng ê buốt cũng sẽ dần được giảm thiểu.
5.4 Điều trị duy trì
Sau khi tiến hành điều trị, trẻ cần liên tục theo dõi và thăm khám định kỳ để ngăn bệnh tái phát. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể áp dụng một số mẹo như súc miệng với hỗn hợp chanh muối, sử dụng gừng,… cũng như vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Điều này sẽ giúp viêm nha chu ở trẻ em được điều trị triệt để.
Để được tư vấn chi tiết hơn về bệnh lý viêm nha chu cũng như phương pháp điều trị thì bố mẹ có thể liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây:
NHA KHOA TRẺ
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi