Bà bầu bị áp xe răng có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào?
Ở phụ nữ mang thai thì các vấn đề răng miệng gặp phải khá phổ biến. Điển hình là các bệnh lý sâu răng, viêm tủy và nghiêm trọng hơn là bà bầu bị áp xe răng.
Ở phụ nữ mang thai thì các vấn đề răng miệng gặp phải khá phổ biến. Điển hình là các bệnh lý sâu răng, viêm tủy và nghiêm trọng hơn là bà bầu bị áp xe răng. Hậu quả mà nó gây ra không chỉ là các triệu chứng đau nhức, sưng viêm mà còn phát sinh vô vàn nguy cơ răng miệng khác.
1. Tại sao bà bầu hay gặp các vấn đề răng miệng?
Các bệnh răng miệng nói chung và bệnh áp xe răng nói riêng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì phụ nữ mang thai là đối tượng có khả năng mắc bệnh cao hơn những người khỏe mạnh bình thường.
Điều này được lý giải là do những yếu tố sau:
- Cơ thể thay đổi nội tiết tố Estrogen và Progesterone khiến mẹ bầu nhạy cảm trước các tác nhân bệnh.
- Hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm mô lợi.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng, canxi và vitamin thiết yếu sẽ tác động xấu đến răng miệng, làm tăng nguy cơ làm bà bầu bị áp xe răng.
- Áp xe răng và các vấn đề nha khoa khác có thể phát sinh do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường thai kỳ. Đây là tình trạng rối loạn hoạt động dung nạp Glucose trong các giai đoạn thai kỳ.
- Không chú trọng vệ sinh răng miệng khiến vi khuẩn xâm nhập vào nướu răng, gây viêm và hình thành túi mủ nha chu.
- Không cung cấp lượng nước cần thiết mỗi ngày sẽ gây khô miệng, giảm tiết lượng bọt tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh.
- Mẹ bầu đánh răng quá mạnh khiến các tổ chức quanh răng vốn đã suy yếu bị tổn hại nghiêm trọng hơn. Từ đó, vi khuẩn dễ dàng tấn công tạo ổ viêm nhiễm, áp xe răng.
Xem thêm: Chi tiết bệnh lý áp xe răng và cách điều trị dứt điểm
2. Bà bầu bị áp xe răng có nguy hiểm không?
Triệu chứng ban đầu khi bà bầu bị áp xe răng là những cơn ê buốt, đau nhức đột ngột. Cảm giác đau buốt tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị áp xe răng nhưng không có dấu hiệu đau nhức hay khó chịu gì.
Bệnh lý này nếu không được điều trị sớm thì sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề đáng lo ngại khác, đặc biệt nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi.
2.1 Tác động xấu đến mẹ và thai nhi
Tình trạng đau nhức kéo dài ảnh hưởng đến ăn uống, cơ thể mẹ bầu luôn mệt mỏi và thiếu hụt dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu bị áp xe răng sẽ dẫn các hệ lụy cho cả mẹ và con như thấp khớp, viêm nội mạc, nhiễm trùng não, sinh non, viêm vòm họng,…
2.2 Áp xe răng lan rộng
Áp xe răng thường có xu hướng lan rộng, khi đó viêm nhiễm sẽ lan sang răng lân cận và mô tế bào. Gây ra biến chứng áp xe sàn miệng, vòm miệng, vùng dưới lưỡi và dưới hàm.
2.3 Nguy cơ mất răng
Bệnh lý áp xe răng gây tổn thương các tổ chức nâng đỡ răng như mô nướu, xương ổ răng, dây chằng,…. Khi đó răng mất đi điểm tựa sẽ dần lung lay và gãy rụng.
2.4 Áp xe răng gây viêm xoang hàm
Nếu bà bầu bị áp xe răng khởi phát hàm trên thì viêm nhiễm có thể lây lan sang khu vực xoang hàm. Hậu quả xoang hàm bị ứ mủ, sưng mô xoang, làm gián đoạn quá trình dẫn lưu,… và cản trở các nhiệm vụ khác của xoang hàm.
Chính vì những hệ lụy nghiêm trọng như trên nên người mắc bệnh áp xe răng và đặc biệt là bà bầu cần cảnh giác cao độ. Hãy đến thăm khám trực tiếp nha khoa khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào để được xử lý kịp thời, ngăn ngừa biến chứng.
3. Giải pháp điều trị áp xe răng cho người mang thai
Để điều trị tình trạng bà bầu bị áp xe răng thì cần căn cứ vào kết quả chẩn đoán, mức độ bệnh lý và thời gian thai kỳ. Đảm bảo hạn chế xâm lấn, giảm thiểu các tác động đến mẹ bầu.
Các giải pháp điều trị áp xe răng khi mang thai bao gồm:
3.1 Cải thiện chế độ vệ sinh răng miệng
Những trường hợp bà bầu bị áp xe răng mức độ nhẹ, chưa gây ra nhiều tác động đến răng miệng thì có thể cải thiện bệnh lý bằng cách vệ sinh răng miệng. Cụ thể là cần chải răng nhẹ nhàng 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải lông mềm để hạn chế tổn thương mô lợi.
Kết hợp với các dụng cụ vệ sinh răng miệng khác như chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng để giảm thiểu mảng bám và vi khuẩn gây hại. Có thể sử dụng nước muối sinh lý để ngậm và súc miệng mỗi ngày sẽ giúp giảm đau nhức, sưng viêm khi bị áp xe răng.
3.2 Xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý
Nếu bà bầu bị áp xe răng xảy ra do sự thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể người mẹ thì cần tăng cường bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là thành phần vitamin C trong các loại cam, chanh, bưởi,… Các nhóm thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, cá, tôm,…
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng hãy bổ sung các thực phẩm giàu các nhóm khoáng chất, Vitamin, Acid amin, chất chống oxy hóa để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
3.3 Điều trị áp xe răng tại nha khoa
Can thiệp biện pháp nha khoa là hết sức cần thiết để chấm dứt tình trạng áp xe răng ở bà bầu. Phương pháp thường được áp dụng lúc này là thực hiện dẫn lưu, vệ sinh, sát trùng và làm sạch ổ áp xe.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc uống hoặc tiêm để điều trị bệnh lý. Với liều lượng và loại thuốc hợp lý sẽ không gây ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi. Bạn chỉ cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ đảm bảo an toàn trong điều trị.
Xem thêm: Bị áp xe răng kiêng ăn gì? Cần làm gì để nhanh hồi phục?
Ở bà bầu, nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng hay áp xe răng tương đối cao. Vì vậy, mẹ hãy chủ động phòng ngừa bệnh lý, kiểm soát tốt sức khỏe răng miệng bằng việc vệ sinh răng miệng đúng cách và có chế độ ăn uống khoa học.
Tham vấn: Bác sĩ Nha Khoa Trẻ