NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

4 xét nghiệm quan trọng khi cấy ghép Implant bạn cần biết

Cấy ghép Implant là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi yêu cầu cao về tình trạng răng miệng và sức khỏe của người bệnh để đảm bảo phẫu thuật thành công. Vì thế, để xác định bạn có đủ điều kiện trồng răng Implant hay không, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm bắt buộc. Dưới đây là thông tin 4xét nghiệm quan trọng khi cấy ghép Implant liên quan đến sức khỏe toàn thân và các vấn đề răng miệng. Cùng theo dõi nhé.

Xét nghiệm quan trọng khi cấy ghép Implant bạn cần biết

1. Các xét nghiệm quan trọng khi cấy ghép Implant không thể bỏ qua

Cắm Implant là kỹ thuật đặt trụ Titan vào trong xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Khi đó, bắt buộc phải tác động mở mô nướu và xương hàm, làm tổn thương các tổ chức quanh răng là việc không thể tránh khỏi.

Nếu có sức khỏe tốt thì người bệnh có thể nhanh chóng phục hồi và ăn uống bình thường sau khi cấy ghép. Những với những người mắc các bệnh lý răng miệng hay bệnh lý toàn thân mà chưa được điều trị triệt để thì nguy cơ xảy ra biến chứng và các rủi ro nguy hiểm khác là rất cao.

Chính vì thế, để ngăn ngừa các tình trạng trên, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm quan trọng khi cấy ghép Implant để có thể đưa ra kế hoạch điều trị và phục hồi phù hợp.

1.1. Xét nghiệm máu – Xét nghiệm quan trọng khi cấy ghép Implant

Xét nghiệm máu là yêu cầu bắt buộc trước khi thực hiện một số tiểu phẫu nha khoa như nhổ răng khôn, cấy ghép Implant. Dựa trên các chỉ số xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, cụ thể là chỉ số bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, lượng đường huyết, chỉ số đông máu và tốc độ đông máu. Nếu các chỉ số ổn định, bạn hoàn toàn có thể thực hiện trồng răng Implant an toàn, cải thiện thẩm mỹ.

1.2. Kiểm tra các bệnh lý tiểu đường, tim mạch, huyết áp

Đối với những bệnh nhân mất răng trên 60 tuổi, bác sĩ sẽ phải xem xét lịch sử bệnh án trước khi ghép răng, thăm khám kĩ càng, làm các xét nghiệm quan trọng khi cấy ghép Implant. Bởi ở độ tuổi đó, phần lớn đều bị bệnh huyết áp cao. Để kiểm soát tình trạng đó, bác sĩ sẽ thực hiện 2 bước quan trọng:

Xét nghiệm tiểu đường, tim mạch trước khi cấy Implant
  • Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, máy móc, dụng cụ theo dõi huyết áp để phát hiện và xử lý kịp thời trong quá trình phẫu thuật. Các thao tác điều trị phải hết sức cẩn thận, giúp người bệnh luôn trong trạng thái thoải mái nhất.
  • Chỉ định bệnh nhân uống thuốc ổn định huyết áp trước khi cắm Implant, giúp ngăn ngừa các triệu chứng tăng giảm huyết áp bất thường trong quá trình phẫu thuật.

1.3. Kiểm tra các bệnh lý răng miệng và điều trị triệt để

Bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng tổng quát, tình trạng mất răng để xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp phục hình phù hợp. Nếu bị mắc một số bệnh lý răng miệng như viêm lợi, sâu răng,… thì cần điều trị triệt để trước khi trồng Implant, tránh các biến chứng nhiễm trùng, tiêu xương, trụ bị đào thải.

Vì thế, kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm quan trọng khi cấy ghép Implant là vô cùng cần thiết. Cần đảm bảo đầy đủ các tiêu chí này để có quá trình cấy ghép thuận lợi và an toàn.

1.4. Kiểm tra chất lượng xương hàm

Ưu điểm của răng Implant là có phần trụ cứng chắc, thay thế chân răng nằm trong xương hàm, đáp ứng khả năng ăn nhai tối ưu và tuổi thọ lâu dài. Tuy nhiên, điều này chỉ được đảm bảo khi quá trình cắm Implant thành công, phần trụ Implant đã tích hợp với xương hàm, tạo độ liên kết với xương.

Điều kiện để cấy ghép Implant đó là xương hàm phải đủ chất lượng và số lượng. Đồng thời, thành xương phải đủ độ dày để trụ răng có thể đứng vững theo thời gian.

  • Chất lượng và số lượng xương hàm:

Bác sĩ sẽ đánh giá các chỉ số về xương hàm thông qua các xét nghiệm quan trọng khi cấy ghép Implant. Chất lượng, số lượng xương được tính theo chỉ số HU, phải đạt 350 HU – 1250 HU mới đủ điều kiện để trồng răng Implant.

Kiểm tra chất lượng xương hàm trước khi cắm Implant

Nếu chỉ số HU quá thấp, chứng tỏ xương của người bệnh quá loãng, nếu đặt trụ Implant sẽ không thể ổn định, dễ bị rơi ra ngoài. Còn nếu chỉ số HU quá cao thì mật độ tế bào xương đặc. Mà mạch máu trong xương đặc rất ít, vì thế không thể nuôi dưỡng xương hoàn toàn. Khi đó, nếu cấy Implant thì quá trình lành thương sẽ chậm hồi phục.

  • Thành xương hàm:

Nếu đáp ứng được chất lượng và số lượng xương nhưng thành xương hàm quá mỏng thì cũng không thể thực hiện cấy ghép Implant. Thông thường khi mới mất răng, xương hàm vẫn đủ chiều dày, chất lượng tốt và số lượng xương nên hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện cấy ghép.

Với những trường hợp mất răng lâu năm, xương hàm có dấu hiệu tiêu biến dần, thành mỏng nên không đủ điều kiện đặt trụ. Khi đó, nếu muốn cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp phim CT toàn hàm bằng máy X-quang ConeBeam và làm một số xét nghiệm cần thiết trước khi cấy Implant để xác định tình trạng xương, xoang hàm. Từ đó tiến hành ghép xương.

Ghép được xương hàm thì mới có thể cấy ghép Implant. Tùy vào tình trạng thực tế ở mỗi người, lượng xương cần ghép là khác nhau.

Xem thêm: 

Cấu tạo của răng Implant và vai trò trong phục hình răng

Sử dụng thuốc kháng sinh khi cấy Implant – Cần lưu ý những gì?

2. Lưu ý trước và sau khi trồng răng Implant

Để quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn tuyệt đối thì bên cạnh những xét nghiệm quan trọng khi cấy ghép Implant, bạn cần lưu ý thêm những điều dưới đây:

  • Lựa chọn địa chỉ trồng răng uy tín
Lựa chọn địa chỉ trồng răng Implant uy tín, an toàn

Một cơ sở nha khoa uy tín phải có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cắm Implant để kiểm soát tốt mọi thao tác trong quá trình phẫu thuật. Đồng thời, nha khoa uy tín phải trang bị đầy đủ máy móc, công nghệ hiện đại để có thể cho ra kết quả của các xét nghiệm quan trọng khi cấy ghép Implant chính xác nhất. Từ đó nhằm hỗ trợ tối đa cho bác sĩ trong quá trình thăm khám, chẩn đoán, điều trị.

  • Lựa chọn trụ Implant chất lượng, phù hợp

Có rất nhiều loại Implant khác nhau bao gồm: Dentium (Hàn Quốc),Osstem (Hàn Quốc),Nobel Biotech (Mỹ),Straumann (Thụy Sỹ),… Bạn cần tìm hiểu và chắc chắn về nguồn gốc, xuất xứ của các loại trụ trên trước khi điều trị.

  • Báo trung thực tình trạng sức khỏe với bác sĩ

Cùng với việc làm các xét nghiệm quan trọng khi cấy ghép Implant, khách hàng nên mô tả rõ ràng với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh lý trước đó của mình nếu có để tránh các rủi rõ không mong muốn xảy ra khi trồng Implant.

  • Không hút thuốc lá, sử dụng rượu, bia trước và sau khi phẫu thuật

Để có thể thực hiện cấy ghép Implant phục hình răng, bác sĩ yêu cầu bệnh nhân không được hút thuốc lá và sử dụng rượu bia từ 2 – 4 tháng trước và sau khi phẫu thuật. Bởi chúng có thể là nguyên nhân khiến trụ Implant đào thải, quá trình cấy ghép thất bại.

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Bác sĩ sẽ dặn dò và đưa ra những lưu ý quan trọng sau phẫu thuật. Bạn cần tuân thủ tuyệt đối để vết thương nhanh lành, ngăn ngừa biến chứng.

Không hút thuốc, không sử dụng bia rượu trước và sau khi cấy ghép Implant

Bài viết trên, Nha Khoa Trẻ đã chia sẻ 4 xét nghiệm quan trọng khi cấy ghép Implant bạn cần lưu ý. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ Nha Khoa Trẻ để được giải đáp nhanh nhất.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.