45 tuổi niềng răng có nên không? Ưu điểm và hạn chế
Sau 45 tuổi niềng răng có thể không quá chú trọng đến tính thẩm mỹ nhưng mục đích để cải thiện các vấn đề về sức khỏe răng miệng, giúp khớp cắn cân đối, tránh lệch khớp cắn.
Độ tuổi niềng răng được khuyến khích thực hiện là ngay ở giai đoạn trẻ em từ 6-12 tuổi để đạt kết quả lý tưởng. Với những người trưởng thành hay người lớn tuổi thì niềng răng vẫn mang lại hiệu quả tốt nhưng sẽ cần thêm thời gian điều trị và áp dụng một số thủ thuật hỗ trợ khác. Vậy 45 tuổi niềng răng có nên không? Có những lợi ích và hạn chế gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Thực tế 45 tuổi có niềng răng được không?
Niềng răng là kỹ thuật nắn chỉnh hàm răng bằng các khí cụ mắc cài, dây cung, máng niềng để mang đến hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn. Các trường hợp răng hô, móm, khấp khểnh hay lệch khớp cắn nên niềng răng để cải thiện thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và bảo vệ sức khỏe răng miệng về lâu dài.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại về giới hạn độ tuổi tuổi niềng răng, người lớn tuổi có niềng răng được không? Thực tế, người trên 45 tuổi hay thậm chí là niềng răng ở tuổi 50 vẫn có thể thực hiện được nếu gặp các tình trạng như trên.
Với công nghệ, kỹ thuật chỉnh nha hiện đại thì độ tuổi niềng răng không hề bị giới hạn về tuổi tác. Dù ở trẻ em, người trưởng thành, người lớn tuổi đều có giải pháp chỉnh nha phù hợp để niềng răng đạt hiệu quả cao, đảm bảo tất cả các chức năng.
Tuy nhiên, khi thực hiện niềng răng ở người lớn tuổi thường phức tạp hơn các độ tuổi trước đó. Đặc biệt so với trẻ em thì niềng răng ở người lớn sẽ khó dịch chuyển răng hơn do xương hàm và răng lúc này đã phát triển hoàn thiện và cứng chắc. Có thể sẽ phải thực hiện nhổ răng, gắn minivis để dịch chuyển răng hiệu quả ở các trường hợp răng hô, móm nặng.
Một số trường hợp còn gặp các bệnh lý răng miệng khi lớn tuổi như mòn men răng, viêm tủy, viêm nướu,… Khi đó việc can thiệp niềng răng sẽ cần nhiều thời gian hơn, yêu cầu kỹ thuật cao để có thể nắn chỉnh răng mà không gây ra bất kỳ rủi ro nào.
2. 45 tuổi niềng răng có nên không? Lợi ích và hạn chế
Sau 45 tuổi niềng răng có thể không quá chú trọng đến tính thẩm mỹ nhưng mục đích để cải thiện các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Những lợi ích đạt được khi thực hiện niềng răng ở tuổi 45 như sau:
- Điều chỉnh khớp cắn hai hàm cân đối, giúp khuôn mặt hài hòa.
- Khớp cắn hàm trên và hàm dưới ăn khớp với nghiền nát thức ăn dễ dàng, giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Hoạt động ăn nhai ổn định, tránh được tình trạng đau khớp hàm, rối loạn khớp thái dương hàm.
- Không bị nói ngọng, nói không rõ chữ cho lệch khớp cắn.
- Hàm răng thẳng đều giúp hạn chế giắt thức ăn, vệ sinh răng miệng dễ dàng hạn chế các bệnh răng miệng.
Như vậy, 45 tuổi niềng răng sẽ là những tác động tích cực đến sức khỏe răng miệng và cơ thể con người. Để thực hiện niềng răng ở giai đoạn này hay ở các giai đoạn lớn tuổi hơn thì bạn cần lưu ý đến một số nhược điểm như sau:
- Phương pháp chỉnh nha phức tạp hơn, có thể thwujc hiện nhổ răng hoặc mài răng trước khi niềng.
- Niềng răng ở người lớn cần nhiều thời gian hơn, số lần tái khám cũng nhiều hơn.
- Tổng chi phí niềng răng ở người lớn cũng cao hơn trẻ em.
Mọi hạn chế và rủi ro khi niềng răng sẽ được giảm thiểu tối ưu khi bạn thực hiện tại nha khoa uy tín. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn đưa ra một kế hoạch niềng răng chi tiết, quy trình đạt chuẩn để các giai đoạn niềng răng diễn ra đúng lộ trình. Khi đó, 45 tuổi niềng răng cũng sẽ mang lại hiệu quả chỉnh nha không kém gì so với niềng răng lúc còn trẻ.
Xem thêm:
60 tuổi có niềng răng được không?
Bao nhiêu tuổi thì không niềng răng được nữa?
3. Niềng răng cho người lớn tuổi mất bao lâu?
Nếu những ca niềng răng ở trẻ em chỉ kéo dài khoảng 12 – 18 tháng thì niềng răng ở người lớn sẽ kéo dài 1-2 năm, thậm chí 3 năm ở các trường hợp phức tạp. Quá trình răng dịch chuyển sẽ khó khăn hơn, cần nhiều thời gian để từ từ dịch chuyển răng đến vị trí mong muốn.
Hơn nữa, nếu phải điều trị bệnh lý sâu răng, viêm tủy,… trước và trong khi chỉnh nha cũng sẽ cần mất thêm thời gian. Tùy vào tình trạng răng miệng thực tế ở mỗi người.
4. Các phương pháp niềng răng cho người lớn tuổi, loại nào tốt?
Để có quá trình niềng răng thoải mái, đạt kết quả cao thì người niềng cùng cần chú trọng đến phương pháp chỉnh nha. Đặc biệt 45 tuổi niềng răng yêu cầu khắt khe hơn về kỹ thuật điều trị.
Hiện nay có kỹ thuật niềng răng cho người lớn tuổi gồm niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài tự buộc, mắc cài sứ và niềng răng trong suốt. Trong đó, niềng răng trong suốt Invisalign được đánh giá là phương pháp hiệu quả cao cho cả các trường hợp khó, rút ngắn thời gian niềng và giảm thiểu thời gian tái khám cho người niềng.
Với những ưu điểm dưới đây, niềng răng Invisalign sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho các trường hợp 45 tuổi niềng răng và thậm chí là muộn hơn nữa.
- Khay niềng trong suốt ôm sát thân răng, mỏng và có màu trong suốt nên rất khó nhận ra bạn đang đeo niềng.
- Khả năng tháo lắp dễ dàng sẽ giúp bạn ăn uống, vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn rất nhiều.
- Niềng Invisalign kiểm soát lực tối ưu, hạn chế đau nhức tạo cảm giác thoải mái cho người niềng.
- Đeo khay niềng không bị cản trở khi nói, không ảnh hưởng gì đến phát âm.
- Không gặp các tình trạng mắc cài cọ vào môi nướu, dây cung đâm vào má gây đau nhức, viêm loét.
- Thời gian niềng với Invisalign được rút ngắn đáng kể so với mắc cài thông thường.
- Có thể tự thay khay niềng tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ, tiết kiệm được thời gian tái khám và đến nha khoa.
Tóm lại, niềng răng hoàn toàn không bị giới hạn về độ tuổi nên vẫn có thể niềng răng ở tuổi 45. Việc bạn cần làm là lựa chọn phương pháp phù hợp và địa chỉ niềng răng uy tín để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nếu bạn cần thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ Ngụy Như Kon Tum theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa