NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Có thể trồng răng Implant cho trẻ em được không?

Có thể trồng răng Implant cho trẻ em được không?

Giải pháp trồng răng Implant đang được lựa chọn rất nhiều đến phục hình răng bị mất do chấn thương hoặc do bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật phức tạp nên cần xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Vậy có thể trồng răng Implant cho trẻ em không? Để trả lời cho câu hỏi này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ nhé!

Có thể trồng răng Implant cho trẻ em được không?

Có thể trồng răng Implant cho trẻ em được không?

1. Trồng răng Implant là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?

Để giải đáp được vấn đề “có thể trồng răng Implant cho trẻ em không?”  thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu tổng quan về phương pháp này cũng như quy trình trồng răng đạt chuẩn tại nha khoa.

Trồng răng Implant (cấy ghép Implant) là phương pháp trồng răng có khả năng phục hình từ chân răng cho tới thân răng tương tự như một chiếc răng thật. Cấu tạo răng Implant gồm có trụ Implant (chân răng), khớp nối Abutment và mão răng sứ (thân răng).

Sau phục hình bạn sẽ sở hữu chiếc răng bền vững với khả năng ăn nhai tốt, thẩm mỹ cao và ngăn ngừa được các biến chứng do mất răng gây ra, đại biểu là tình trạng tiêu xương hàm rất nguy hiểm.

Để trồng răng Implant an toàn, bác sĩ sẽ thực hiện tuần tự quy trình điều trị như sau:

  • Bước 1: Thăm khám và kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng của khách hàng, đánh giá mức độ phù hợp để trồng răng Implant hiệu quả.
  • Bước 2: Tiến hành cấy ghép Implant, đặt trụ Implant trực tiếp vào trong xương hàm, khi đó bác sĩ sẽ gắn răng tạm để chờ trụ răng tích hợp hoàn toàn với xương hàm.
  • Bước 3: Thời gian chờ trụ Implant ổn định sẽ dao động khoảng 4 – 6 tháng tùy tình trạng răng miệng và sức khỏe của người. Sau đó, bác sĩ sẽ lắp mão răng sứ cố định vào trụ răng đảm bảo sát khít với viền nướu.
  • Bước 4: Tái khám để kiểm tra kỹ càng chắc chắn răng Implant không bị cộm hay gây khó chịu gì cho khách hàng, sau đó hướng dẫn cách chăm sóc răng Implant đúng cách.
Trụ Implant được cấy ghép trực tiếp vào xương hàm

Trụ Implant được cấy ghép trực tiếp vào xương hàm

2. Có thể trồng răng Implant cho trẻ em được không?

Không chỉ ở người lớn mà trẻ em cũng có thể gặp phải tình trạng mất răng và nguyên nhân thường thấy nhất là do trẻ bị va đập, chấn thương. Khi đó việc trồng răng phục hình cho trẻ được bố mẹ quan tâm hàng đầu và vấn đề đặt ra lúc này là có thể trồng răng Implant cho trẻ được không? 14 tuổi trồng răng được không?

Theo các chuyên gia nha khoa thì trẻ em còn trong độ tuổi chưa trưởng thành thì không nên trồng răng Implant, cụ thể về độ tuổi ở nam là dưới 18 tuổi và nữ là dưới 16 tuổi. Bởi giai đoạn này xương hàm của trẻ chưa phát triển ổn định, chất lượng xương chưa đủ điều kiện để can thiệp tiểu phẫu vào xương hàm. Nếu có cấy ghép trụ Implant cũng sẽ khiến trồng răng thất bại, trụ răng không bền và rất dễ bị đào thải.

Ngoài ra, việc không nên trồng răng Implant cho trẻ em còn có một lý do khác là bởi vì khớp cắn đang hình thành cùng với sự di chuyển của răng sẽ làm trụ Implant tại vị trí mất răng bị vùi lấp, thậm chí lệch hướng do sự phát triển của xương hàm. Do đó, nếu trẻ bị mất răng thì nên trì hoãn việc đặt trụ Implant và thực hiện một giải pháp tạm thời khác.

Chi tiết: 

Bao nhiêu tuổi có thể trồng răng Implant?

Những tiêu chuẩn xương hàm trong cấy ghép Implant

Trồng răng khi xương hàm không đủ điều kiện sẽ dẫn đến đào thải trụ Implant

Trồng răng khi xương hàm không đủ điều kiện sẽ dẫn đến đào thải trụ Implant

3. Giải pháp nào thích hợp khi trẻ bị mất răng sớm?

Như vậy, trồng răng Implant cho trẻ em không được khuyến khích thực hiện nên khi đó bác sĩ cần đưa ra phương án xử lý khác phù hợp hơn. Đối với trẻ nhỏ khoảng 14 – 16 tuổi thì giải pháp lúc này là sử dụng hàm giữ khoảng để đảm bảo giữ nguyên khoảng trống mất răng, đồng thời giúp các răng trên cung hàm không bị xô lệch. Đây là chỉ phương pháp tạm thời để chờ đến khi trẻ đủ tuổi để trồng răng Implant.

Hiện nay có thể sử dụng hàm giữ khoảng bằng khí cụ kim loại hoặc máng nhựa, có thể là cố định hoặc tháo lắp linh hoạt giúp trẻ thuận tiện hơn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Để lựa chọn được loại khí cụ thích hợp cho trẻ thì tốt nhất là bố mẹ nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp.

Những tác dụng mà hàm giữ khoảng mang lại cho trẻ khi bị mất răng bao gồm:

  • Giữ kích thước dọc và kích thước ngang giúp các răng kế cận không bị đổ nghiêng về vị trí khoảng trống, đồng thời giúp răng đối diện hàm còn lại không bị trồi lên quá mức.
  • Ngăn chặn được biến chứng lệch hàm, sai khớp cắn do răng và xương hàm phát triển lệch lạc khi bị mất răng.
  • Đối với những trường hợp mất răng phía trước thì sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng phát âm và thẩm mỹ. Khi đó việc giữ khoảng sẽ giúp phục hồi chức năng này cũng như giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp hàng ngày.
Đeo hàm giữ khoảng để tránh xác răng xô lệch

Đeo hàm giữ khoảng để tránh xác răng xô lệch

Trong suốt thời gian sử dụng hàm giữ khoảng thì trẻ cần đến nha khoa thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra điều chỉnh hàm duy trì. Như vậy sẽ kiểm soát được các vấn đề như hàm giữ khoảng bị lỏng lẻo hay gãy vỡ. Chờ đến thời điểm trưởng thành, khi đã đủ điều kiện trồng răng Implant thì nên thực hiện sớm để phục hồi các chức năng quan trọng của răng. Và hãy lưu ý là lựa chọn địa chỉ trồng răng Implant uy tín, chất lượng cao để được trồng răng an toàn, tránh xa biến chứng nhé!

Tác giả:
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website