
Mẹ không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở răng miệng ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là tình trạng trẻ 3 tuổi chảy máu chân răng bởi đây rất có thể là biểu hiện của một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm ở trẻ.



Trẻ 3 tuổi bị chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu chân răng
Trẻ 3 tuổi bị chảy máu chân răng không phải là tình trạng hiếm gặp, đặc biệt là đối với những trẻ nhỏ có sức khỏe răng miệng không tốt. Khi chải răng nếu mẹ hay bé làm tác động mạnh đến phần nướu cũng có thể chính là nguyên nhân khiến bé bị chảy máu chân răng. Nhưng nếu tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần thì có thể là do một số bệnh lý khác về răng lợi, cụ thể như:
- Cao răng và mảng bám: Sau khi ăn nếu trẻ không vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì sẽ nhanh chóng hình thành nên mảng bám ở vị trí chân răng và kẽ răng. Lâu dần tích tụ ngày càng nhiều và khó làm sạch, lúc này mảng bám có màu đen, rất dày cứng đã chuyển hóa thành cao răng. Trong nó có chứa cả ổ vi khuẩn gây bệnh nên sẽ khiến răng lợi nhạy cảm hơn trước, khi chải răng rất dễ khiến trẻ 3 tuổi chảy máu chân răng.
- Viêm nướu răng: Bệnh lý này cũng xuất phát từ việc vi khuẩn tấn công vào nướu lợi gây ra tình trạng viêm nhiễm. Mô mềm quanh răng bị tổn thương và yếu dần nên dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
- Thiếu hụt Vitamin C: Đây là thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp nướu lợi săn chắc và khỏe mạnh. Do đó, khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin C thì tình trạng trẻ 3 tuổi bị chảy máu chân răng rất thường xảy ra.
Ngoài ra, một số trường hợp chảy máu chân răng có thể do chấn thương răng sữa, bé bị ngã va đập vào nướu răng. Ở mức độ nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng gì nhưng nếu răng sữa bị gãy vỡ, mất răng thì cần theo dõi, đưa bé đến nha khoa thăm khám để có phương án xử lý kịp thời.



Thiếu hụt vitamin C có thể gây tình trạng chảy máu chân răng
2. Trẻ 3 tuổi chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Trẻ 3 tuổi bị chảy máu chân răng thì mẹ đừng nên coi thường mà xem xét mức độ hay tần suất xảy ra như thế nào? Nếu có hiện tượng chảy máu chân răng thường xuyên thì chắc chắn mô mềm quanh răng và nướu lợi của trẻ đã bị tổn thương nặng. Khi nướu lợi bị viêm nhiễm mà không được điều trị thì tiến triển thành nhiều biến chứng răng miệng hơn nữa.
Tình trạng thường gặp nhất là nướu lợi tụt xuống làm hở chân răng, viêm nha chu áp xe răng rất nguy hiểm. Có trường hợp viêm nha chu nặng phá hủy cấu trúc nâng đỡ răng khiến trẻ bị mất răng. Lúc này sẽ rất khó điều trị vì nó đã bị viêm nhiễm nghiêm trọng, có thể đã làm hỏng cả xương hàm.
Hơn nữa, trẻ 3 tuổi chảy máu chân răng nếu bị mất răng sữa sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển xương hàm và răng sau này. Thường hàm răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch lạc, khấp khểnh, thậm chí là sai khớp cắn làm khuôn mặt mất cân đối.
Xem thêm:
Sâu răng ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị



Mất răng sữa sớm có thể làm sai lệch cấu trúc hàm
3. Mẹ nên làm gì khi trẻ 3 tuổi chảy máu chân răng?
Để khắc phục tình trạng trẻ 3 tuổi chảy máu chân răng thì bước cơ bản mẹ nên thực hiện là cải thiện chế độ chăm sóc răng miệng với cách vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống hợp lý.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Mẹ nên tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa Fluor với một lượng vừa đủ. Nên sử dụng thêm nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ mảng bám trên răng hiệu quả hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung vitamin C từ các loại trái cây như cam, chanh, táo, cà rốt,… và các loại rau củ quả khác để làm giảm hiện tượng trẻ 3 tuổi chảy máu chân răng.
Đối với những trẻ bị cao răng hay viêm nhiễm thì sẽ cách tốt nhất là mẹ nên đưa bé đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra, thăm khám và có hướng điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ chỉ định lấy cao răng và mảng bám, đồng thời điều trị vùng nướu bị viêm nhiễm để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Kết hợp với chế độ vệ sinh và ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ thì nướu lợi của bé sẽ dẫn khỏe mạnh trở lại và không còn tình trạng chảy máu chân răng.



Lấy cao răng và mảng bám cho trẻ khi cần thiết
Để được tư vấn chi tiết hơn nữa về các phương pháp khắc phục tình trạng trẻ 3 tuổi chảy máu chân răng thì bạn có thể liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây:
NHA KHOA TRẺ
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi