
Bọc răng sứ nhằm khắc phục các vấn đề răng ố vàng, đục màu, răng sứt mẻ sao cho đạt hiệu quả thẩm mỹ và cải thiện chức năng ăn nhai. Thông thường, mới làm răng sứ có thể bị ê buốt khi uống lạnh nhưng sẽ không kéo dài quá 3 ngày. Các trường hợp răng sứ bị ê buốt dai dẳng không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần cảnh giác, điều trị kịp thời để tránh biến chứng.



Răng sứ bị ê khi uống lạnh phải làm sao? Nguyên nhân là gì?
1. Nguyên nhân khiến răng sứ bị ê buốt khi uống lạnh
Quá trình làm răng sứ sẽ phải mài răng để làm cùi, sau đó chụp một mão sứ bên trên đảm bảo độ sát khít, vừa vặn với cùi răng và khớp cắn cân đối. Sau phục hình, hàm răng có thể ăn nhai như bình thường, các vấn đề thẩm mỹ và chức năng trước đó đều sẽ được khắc phục.
Nếu xảy ra tình trạng răng sứ bị ê buốt khi uống lạnh hay ăn các thực phẩm nóng lạnh thì cần xem xét 2 trường hợp. Ê buốt răng sau khoảng 2 – 3 ngày làm răng sứ là hết sức hình thường, nhưng nếu răng ê buốt nghiêm trọng và kéo dài hơn thì cần đến nha khoa để kiểm tra.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị ê buốt bất thường là do:
- Quá trình làm răng sứ không điều trị tủy triệt để, tủy viêm ngày càng nặng hơn và dẫn đến hoại tử. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dây thần kinh cảm giác quanh răng gây đau nhức, ê buốt răng.
- Mài cùi răng quá nhiều, không kiểm soát tốt tỷ lệ này khiến răng bị tổn thương và dễ ê buốt khi uống đồ lạnh.



Mài răng quá nhiều gây đau nhức, ê buốt răng sau bọc sứ
- Bác sĩ tay nghề kém, thực hiện bọc răng sứ không sát khít làm hở giữa mão sứ và cùi răng. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và mảng bám tích tụ ở chân răng, tấn công vào cùi răng bên trong phá hoại tủy răng và có thể gây viêm lợi răng sứ. Từ đó khiến răng sứ bị ê buốt, thậm chí có nguy cơ hỏng răng thật.
- Trường hợp khách hàng có răng quá nhạy cảm thì dù làm răng sứ đúng kỹ thuật vẫn sẽ có cảm giác ê buốt, khó chịu hơn bình thường.
Các trường hợp trên đây cần được xử lý càng sớm càng tốt, đừng để tình trạng răng sứ bị ê khi uống lạnh kéo dài gây ra nhiều hậu quả khó lường khác. Răng viêm tủy, răng bị phá hủy cấu trúc dần làm răng lung lay và có nguy cơ mất răng. Việc ăn uống cũng bị cản trở khi răng sứ bị kênh cộm, đau nhức và gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày.
2. Răng sứ bị ê khi uống lạnh phải làm sao?
Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì tốt nhất bạn nên liên hệ với trung tâm nha khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.
Dù tình trạng răng sứ bị ê khi uống lạnh gây khó chịu thì bạn cũng không nên tự thuốc tại nhà nếu không được bác sĩ kê đơn. Điều này có thể khiến cảm giác đau buốt nghiêm trọng hơn, thậm chí bệnh lý có thể trở nặng.



Thăm khám nha khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường
Tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ có thể chỉ định tháo răng sứ để tiến hành điều trị triệt để các bệnh lý sâu răng, viêm tủy. Có thể giữ lại mão sứ để phục hình lần 2 nếu chúng không bị sai lệch về kích thước, đảm bảo độ vừa vặn với cùi răng. Trường hợp khác do răng sứ kênh cộm, răng sứ thiết kế chưa đạt chuẩn thì cần làm lại một mão sứ mới để phục hình tối ưu.
Để đảm bảo điều trị hiệu quả và không gặp phải các rủi ro không mong muốn, khi làm răng sứ bạn nên tìm đến các trung tâm nha khoa uy tín tại khu vực. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiêm cùng trang thiết bị hiện đại sẽ giúp quá trình phục hình răng sứ diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt. Từ đó giúp bạn sở hữu nụ cười trọn vẹn một cách an toàn, không lo biến chứng về sau.
3. Cách chăm sóc giúp răng sau bọc sứ khỏe mạnh, không ê buốt
Răng sứ bị ê khi uống lạnh sẽ được ngăn ngừa hiệu quả khi bạn được phục hình đúng quy trình, đúng kỹ thuật. Cùng với đó là quá trình chăm sóc răng miệng đúng cách sau bọc sứ để giúp hàm răng khỏe mạnh và không còn nhạy cảm.
- Chải răng đúng cách và đều đặn mỗi ngày từ 2 – 3 lần, sử dụng bàn chải lông mềm và chải răng nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho nướu răng.
- Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng, nước muối sinh lý và các dụng cụ vệ sinh khác như chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch sâu kẽ răng, tránh mảng bám tích tụ ở chân răng khiến làm răng sứ bị đen lợi.



Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách sau bọc sứ
- Nên sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.
- Không ăn các thực phẩm quá nóng, quá lạnh gây kích thích răng lợi dẫn đến ê buốt răng.
- Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và flour trong bữa ăn hàng ngày để tăng cường men răng chắc khỏe.
- Loại bỏ các thói quen xấu gây hại đến răng bao gồm: nghiến răng khi ngủ, dùng răng nhai đá, cắn các thực phẩm cứng,…
- Đến nha khoa thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để vệ sinh răng miệng, kiểm tra độ ổn định của răng sứ và những điều chỉnh kịp thời nếu gặp bất thường.
Trên đây là những thông tin về tình trạng răng sứ bị ê khi uống lạnh, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Nếu bạn cần thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp về các vấn đề liên quan thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Trẻ để được bác sĩ hỗ trợ miễn phí.