
Niềng răng mọc lệch ở trẻ em là một chủ đề luôn được rất nhiều bố mẹ quan tâm. Tình trạng răng lệch lạc dễ dàng nhận thấy khi các răng vĩnh viễn của trẻ mọc lên hoàn thiện. Các răng không mọc không đúng vị trí, cái mọc chìa ra ngoài, cái mọc thụt vào trong gây sai khớp cắn. Khi đó sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng của trẻ, vậy nên bố mẹ cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời tình trạng này ở trẻ.



Niềng răng mọc lệch ở trẻ, giải pháp tối ưu cho sức khỏe răng miệng của trẻ
Nội dung bài viết
1. Tại sao răng của bé mọc lệch lạc?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng của bé mọc không đúng vị trí, mọc lệch lạc. Cụ thể là những thói quen xấu kép dài lâu ngay như ngậm núm vú, mút ngón tay hay dùng lưỡi đẩy răng trong giai đoạn thay răng cũng có thể làm răng bị đẩy ra ngoài, gây ra hiện tượng khấp khểnh.
Cùng với đó là những yếu tố về di truyền, bẩm sinh khiến các răng ngay từ khi mọc lên đã có xu hướng mọc chen chúc. Cung hàm hẹp, kích thước răng quá lớn so với cấu trúc cung hàm sẽ làm thiếu khoảng trống mọc răng dẫn đến tình trạng các răng vĩnh viễn mọc chen chúc nhau.
Có những trường hợp răng sữa bị sâu hỏng, hoặc do chấn thương dẫn đến mất răng sữa sớm hơn bình thường. Khi đó, nguy cơ cao là răng vĩnh viễn sau đó mọc lên lệch lạc chứ không mọc thẳng đúng vị trí răng sữa tương ứng.



Mất răng sữa sớm cũng có nguy cơ làm các răng mọc lệch lạc
2. Nhận biết sớm tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em
Răng mọc lệch ở trẻ em có những biểu hiện bên ngoài khá rõ ràng, bố mẹ quan sát và theo dõi xu hướng răng mọc lên ngay từ những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên. Nếu thấy răng xoay lệch, không đúng vị trí trên cung hàm thì có thể sẽ xảy ra 1 trong các trường hợp răng hô, răng móm, răng khấp khểnh.
Những dạng sai khớp cắn ở trên về lâu dài sẽ trẻ hay đau nhức 1 bên hàm, đau khớp thái dương hàm. Gương mặt của trẻ không cân đối, xương hàm trên hoặc xương hàm dưới phát triển quá mức, nhìn nghiêng sẽ thấy hàm đưa ra trước hoặc lùi về sau quá nhiều.
Khi ăn uống có thể gặp một số vấn đề như cắn chéo vào bên má, khi cắn răng cửa hai hàm không chạm nhau,… làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống hàng ngày.



Sai khớp cắn lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng đau khớp hàm
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu như trên thì bố mẹ đừng chủ quan mà hãy đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán tình trạng răng, trong trường hợp cần thiết sẽ phải áp dụng phương pháp niềng răng mọc lệch ở trẻ để điều chỉnh răng và khớp cắn đang lệch lạc.
3. Ảnh hưởng tiêu cực khi răng trẻ mọc lệch lạc
Các nguy cơ có thể gặp phải do tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em gây ra gồm có:
- Ăn nhai khó khăn, khiến trẻ chán ăn, bỏ bữa.
- Cấu trúc hàm mất cân đối, khuôn mặt có thể bị lệch khiến trẻ thiếu tự tin khi giao tiếp.
- Phát âm không chính xác, không tròn vành, rõ chữ.
- Hình thành tật nghiến răng ở trẻ với nhiều biến chứng nguy hiểm không ngừa.
- Gặp vấn đề về khớp hàm do hoạt động quá nhiều, gây đau khớp, rối loạn khớp thái dương hàm.
- Dễ hình thành các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.



Hàm răng lệch lạc làm khuôn mặt không cân đối, thiếu thẩm mỹ
Để phòng ngừa những vấn đề không mong muốn như trên, thì giải pháp lúc này là bố mẹ nên đưa đến nha khoa để thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang răng để chẩn đoán chính xác các vấn đề về mô, xương và hàm, sau đó sẽ lên kế hoạch chi tiết về việc có cần thực hiện niềng răng mọc lệch ở trẻ em hay không.
4. Niềng răng mọc lệch ở trẻ – giải pháp tối ưu cho sức khỏe răng miệng
Giải pháp điều trị tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em thông thường là niềng răng chỉnh nha. Kỹ thuật này sẽ thực hiện việc dịch chuyển các răng dần về đúng vị trí trên cung hàm và khớp cắn chuẩn xác hơn.
Tùy vào độ tuổi, sức khỏe chung của trẻ và mức độ nặng nhẹ mà kỹ thuật niềng răng trẻ em lúc này sẽ có sự khác biệt đáng kể. Niềng răng để khắc phục tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em được chia thành 2 giai đoạn như sau:
4.1 Niềng răng dự phòng (tiền chỉnh nha):
Thời điểm khi bắt đầu thay răng cần có sự theo dõi sát sao để can thiệp kịp thời, bố mẹ hãy đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ đúng thời điểm thay răng để răng vĩnh viễn mọc lên đều đẹp. Lúc này nếu các răng có xu hướng mọc sai lệch thì bác sĩ chỉnh định kỹ thuật niềng răng dự phòng (tiền chỉnh nha cho trẻ em) để định hướng các răng sắp tới mọc lên đúng vị trí.



Niềng răng dự phòng ngay khi bé mọc những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên
4.2 Niềng răng mọc lệch ở trẻ em giai đoạn 2:
Khi các răng vĩnh viễn đã mọc hoàn chỉnh trên cung hàm và có tình trạng răng mọc lệch ở trẻ thì cần can thiệp chỉnh nha bằng các khí cụ chuyên dụng. Niềng răng bằng mắc cài hoặc máng niềng răng trong suốt đều sẽ giúp nắn chỉnh răng và khớp cắn trở nên cân đối hài hòa, nhưng mỗi phương pháp sẽ có đặc điểm khác nhau phù hợp nhu cầu của từng trẻ.
Xem thêm:
Niềng răng cho trẻ đang thay răng sữa có được không?
Với những chia sẻ ở trên về niềng răng mọc lệch ở trẻ hy vọng bố đã nắm rõ những kiến thức quan trọng để trẻ sớm sở hữu hàm răng khỏe đẹp. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy răng của trẻ mọc lệch lạc thì bố mẹ hãy đưa bé đến Nha khoa Trẻ để được bác sĩ chuyên sâu chỉnh nha thăm khám và tư vấn miễn phí.
NHA KHOA TRẺ – ĐỊA CHỈ NHA KHOA UY TÍN TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi