NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

[GIẢI ĐÁP] – Có nên niềng răng cho trẻ em không?

Nhiều bậc phụ huynh hiện nay đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng cho trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nên niềng răng cho trẻ khi nào và lựa chọn phương pháp nào là phù hợp. Cùng Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng – Bác sĩ Nha khoa trẻ em tìm hiểu những thông tin liên quan đến niềng răng cho trẻ em để bậc cha mẹ có quyết định phù hợp đối với tình trạng của con em mình.

1. Có nên niềng răng cho trẻ em không?

Nhiều trẻ em gặp phải các vấn đề về răng miệng như răng mọc lệch, hô, móm… do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, khiến trẻ thiếu tự tin mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. 

Răng mọc lệch lạc tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây sâu răng, viêm nướu, hôi miệng. Khớp cắn sai lệch ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, gây ra các vấn đề tiêu hóa và thậm chí ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. 

Ngoài ra, nếu những trường hợp bé có thói quen như thở miệng sẽ dẫn đến việc bé hay bị ốm; viêm họng; viêm amidan; ảnh hưởng đến sức khoẻ, chất lượng cuộc sống cũng như ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ. Thông thường những trường hợp trẻ thở miệng sẽ gặp tình trạng amidan phì đại hoặc viêm VA – đây là 2 tuyến phòng vệ của cơ thể.

Để khắc phục tình trạng này, niềng răng là giải pháp tối ưu, giúp trẻ có một hàm răng đều đẹp, khỏe mạnh và đồng thời sửa những thói quen xấu, hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển toàn diện. Niềng răng giúp điều chỉnh vị trí của răng, cải thiện khớp cắn, giúp trẻ có một hàm răng đều đẹp, giúp quá trình niềng tiết kiệm thời gian, ít đau đớn do cấu trúc xương còn mềm từ đó tăng sự tự tin và chất lượng cuộc sống.

Bác sĩ tư vấn chỉnh nha cho trẻ em

Bác sĩ tư vấn chỉnh nha cho trẻ em tại Nha khoa Trẻ

2. Mục tiêu điều trị niềng răng ở trẻ em

Niềng răng cho trẻ em không chỉ đơn thuần là để có một hàm răng đẹp mà còn mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe răng miệng và sự phát triển toàn diện của trẻ. Mục tiêu chính của việc niềng răng cho trẻ em là:

  • Chỉnh lệch lạc xương: Ở trẻ em, xương hàm vẫn đang trong quá trình phát triển. Niềng răng có thể tác động đến sự phát triển này, giúp xương hàm phát triển hài hòa, tạo khuôn mặt cân đối.
  • Sắp xếp lại răng: Điều chỉnh vị trí của các răng lệch lạc, hô, móm, thưa hoặc chen chúc về vị trí lý tưởng, tạo nên một hàm răng đều đẹp và cân đối.
  • Sửa các thói quen xấu: Các khí cụ niềng răng sẽ tạo ra một rào cản vật lý, ngăn không cho trẻ thực hiện các hành động này, từ đó giúp giảm thiểu áp lực lên răng và xương hàm, ngăn ngừa tình trạng răng bị lệch lạc. Bên cạnh đó, niềng răng có thể giúp điều chỉnh vị trí của lưỡi, giảm thiểu tình trạng đẩy lưỡi và tạo áp lực lên răng, từ đó giúp răng ổn định hơn.

Nhờ đó mà trẻ có thể:

  • Cải thiện khớp cắn: Điều chỉnh mối quan hệ giữa răng trên và răng dưới, giúp trẻ ăn nhai dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng: Niềng răng sớm giúp ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, bệnh về khớp thái dương hàm… do răng mọc lệch gây ra.
  • Cải thiện chức năng phát âm: Răng mọc lệch có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. Niềng răng giúp cải thiện tình trạng này, giúp trẻ nói chuyện rõ ràng và tự tin hơn.
  • Cải thiện thẩm mỹ: Niềng răng giúp sắp xếp lại các răng lệch lạc, hô, móm, thưa, tạo nên một hàm răng đều đẹp, hài hòa với khuôn mặt. Một hàm răng đẹp giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, học tập và các hoạt động xã hội.

Mục tiêu điều trị niềng răng ở trẻ em phải được đặt ra rõ ràng trước khi tiến hành điều trị. Mỗi trường hợp niềng răng cụ thể sẽ có mục tiêu khác nhau tùy vào tình trạng răng miệng của trẻ mới có thể đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.

Niềng răng trong suốt cho trẻ em là phương pháp nhiều cha mẹ quan tâm

Niềng răng trong suốt cho trẻ em là phương pháp nhiều cha mẹ quan tâm

3. Trẻ em niềng răng có đau không?

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Câu trả lời là CÓ, nhưng cảm giác đau thường nhẹ và chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn sau khi siết lực hoặc thay mắc cài nhưng sau đó sẽ cảm thấy hoàn toàn bình thường. Cảm giác này giống như khi chúng ta bị đau răng nhẹ. Trẻ em niềng răng lại có cảm giác đau là do: 

  • Khi siết lực: Bác sĩ sẽ siết lực lên dây cung để răng di chuyển từ từ về vị trí mong muốn. Lực này tác động lên răng và xương hàm, gây ra cảm giác ê nhức nhẹ.
  • Khi thay mắc cài: Việc thay mắc cài mới cũng có thể khiến răng hơi ê ẩm.
  • Thay đổi lực cắn: Quá trình niềng răng sẽ thay đổi cách trẻ cắn và nhai, khiến các cơ hàm phải thích nghi, gây ra cảm giác đau nhức.
  • Tách kẽ răng: Trước khi gắn mắc cài, nha sĩ thường phải tách nhẹ các kẽ răng để tạo khoảng trống, quá trình này cũng có thể gây ê buốt

Niềng răng ở trẻ thường ít đau hơn so với niềng răng ở người lớn là do xương hàm của trẻ còn đang phát triển, nên việc di chuyển răng sẽ dễ dàng hơn, gây ít đau nhức hơn. Vì vậy việc niềng răng cho trẻ từ sớm và điều quan trọng để giảm cảm giác đau khi niềng lúc trưởng thành.

4. Một số lưu ý khi quyết định niềng răng cho trẻ

Việc niềng răng cho trẻ là một quyết định quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ của bé. Tuy nhiên, để quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Độ tuổi thích hợp: Giai đoạn 6-12 tuổi và giai đoạn dậy thì là hai giai đoạn trẻ đang thay răng sữa sang răng vĩnh viễn. Việc niềng răng sớm trong giai đoạn này giúp điều chỉnh sự phát triển của xương hàm, tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
  • Chọn nha khoa uy tín: Cha mẹ cần tìm đến nha khoa có bác sĩ chỉnh nha giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản. Nha khoa có đầy đủ các thiết bị hiện đại để phục vụ cho quá trình niềng răng, có không gian thoải mái sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình điều trị.
  • Phương pháp niềng răng: Một số phương pháp niềng phổ biến hiện nay như: hàm tháo lắp, niềng phân đoạn, niềng răng mắc cài, niềng răng Invisalign… mỗi phương pháp niềng sẽ có ưu và nhược điểm riêng, vì vậy cha mẹ cần lưu ý khi lựa chọn phương pháp niềng phù hợp cho trẻ.
  • Chăm sóc răng miệng:Hướng dẫn trẻ cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ. Đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ để theo dõi quá trình điều trị và kịp thời phát hiện các vấn đề có thể xảy ra. Hạn chế các loại thức ăn cứng, dính, đồ ngọt để tránh làm hư mắc cài và gây hại cho răng.
  • Chi phí: Chi phí niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại mắc cài, độ phức tạp của ca điều trị, nha khoa thực hiện…
  • Tâm lý của trẻ: Giải thích cho trẻ hiểu để giúp trẻ hiểu rõ về quá trình niềng răng và những lợi ích mà nó mang lại. Khen ngợi và động viên trẻ trong suốt quá trình điều trị giúp tạo động lực cho trẻ.
  • Chú ý tới vấn đề phát âm của trẻ: Để đảm bảo quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ không bị gián đoạn, cha mẹ cần lưu ý đến việc lựa chọn khí cụ niềng răng. Một số loại khí cụ có thể ảnh hưởng đến cách phát âm của trẻ

Niềng răng cho trẻ em là một quyết định sáng suốt, giúp trẻ sở hữu hàm răng đều đẹp, tự tin hơn trong giao tiếp và đảm bảo sức khỏe răng miệng lâu dài. Để có được kết quả điều trị tốt nhất, hãy đưa con đến các nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website