
Khi niềng răng, khách hàng cần nắm rõ lộ trình cũng như các giai đoạn chỉnh nha để có thể chủ động cho các kế hoạch trong cuộc sống. Đặc biệt là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng, đây có thể là giai đoạn khó khăn của nhiều người vì nó có ảnh hưởng đến cả công việc và cuộc sống.
Nội dung bài viết
1. Các giai đoạn trong quá trình niềng răng
Để biết đâu là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng thì trước hết bạn cần hiểu tổng quan về các giai đoạn niềng răng chỉnh nha. Điều này cũng sẽ giúp chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cũng như lên kế hoạch cho cuộc sống.
1.1 Giai đoạn tiền chỉnh nha
Bước đầu tiên trong quy trình chỉnh nha chính là gắn hệ thống mắc cài, dây cung lên răng để làm giãn các dây chằng quanh răng. Với phương pháp này thì khí cụ sẽ gắn cố định trên răng trong suốt các giai đoạn chỉnh nha. Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành đặt thun tách kẽ để tạo điểm tựa dùng thun hoặc dây cung kéo răng về sau.



Giai đoạn đầu tiên là gắn mắc cài lên răng
1.2 Giai đoạn dàn đều răng
Giai đoạn dàn đều răng thường kéo dài khoảng 2 – 4 tháng, đây là giai đoạn đầu tiên cho việc dịch chuyển răng. Khi đó, bác sĩ sẽ sử dụng các loại mắc cài niềng răng và dây cung lớn hơn để xoay trục thân răng và làm phẳng răng. Sự thay đổi của răng trong giai đoạn này không quá rõ ràng nhưng phần trục răng sẽ thẳng hàng hơn.
Tùy vào từng tình trạng răng cụ thể mà bác sĩ có áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ như nhổ răng, cắt kẽ theo tính toán để tạo điều kiện cho răng dịch chuyển.
1.3 Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng
Giai đoạn đóng khoảng rất quan trọng, quyết định phần lớn đến thẩm mỹ của hàm răng sau điều trị. Khi đó, kỹ thuật đóng khoảng sẽ kéo lùi các răng trước ra sau đối với răng hô vẩu, răng chìa và đồng thời kéo các răng sau ra trước để sắp xếp các răng thẳng đều.
1.4 Giai đoạn chỉnh khớp cắn
Sau khi đã đóng khoảng thưa thì có thể răng vẫn lệch lạc nhẹ về khớp cắn, lúc này sẽ tiến hành nắn chỉnh cả hàm trên và hàm dưới. Điều kiện là phải đưa khớp cắn về tỷ lệ chuẩn, hàm răng cân xứng hỗ trợ quá trình ăn nhai tốt ưu.
Đây không phải là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng vì gần như các răng đã được điều chỉnh thẳng hàng, không còn sai lệch nghiêm trọng như trước.
1.5 Giai đoạn cố định và tháo niềng
Niềng răng lúc này đã bước sang giai đoạn cuối cùng, khi bác sĩ xác định các răng đã đều đẹp và chuẩn khớp cắn thì sẽ cần thêm một vài tháng để cố định răng. Sau đó sẽ tiến hành tháo niềng và đeo hàm duy trì để tránh răng “chạy” về vị trí cũ.



Tháo niềng khi đã sở hữu hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn
2. Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là khi nào?
Nếu xét đến giai đoạn xấu nhất khi niềng răng thì có lẽ là trong 3 tháng đầu tiên, lúc này các vẫn lộn xộn, khấp khểnh lại thêm mắc cài kênh cộm, vướng víu. Điều này không tránh khỏi việc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt và nhiều vấn đề khác như tình trạng đau nhức, hóp má, hóp thái dương,…
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì đây chỉ là biểu hiện tạm thời khi bạn chưa quen với mắc cài trên răng. Có thể cảm giác khó chịu khiến bạn không muốn ăn uống dẫn sút cân gây hóp má thông thiếu sức sống.
Hoặc bạn không còn tự tin nở nụ cười hay nói chuyện với mọi người do mắc cài quá lộ liễu, hoặc phát âm bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trong một số trường hợp niềng răng móm, răng hô phải nhổ răng nên sẽ xuất hiện khe thưa khá mất thẩm mỹ.
Vậy nên bạn có cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho mình để có thể kiên trì với giai đoạn xấu nhất khi niềng răng, bạn cũng có thể trao đổi trực tiếp bởi bác sĩ chỉnh nha để có phương án giải quyết phù hợp.
Xem thêm:
Giai đoạn tinh chỉnh trong niềng răng
Bỏ túi ngay 9 TIP chụp ảnh khi niềng răng cực thần thánh
3. Cần làm gì để cải thiện các vấn đề trong giai đoạn đầu chỉnh nha?
Dù nói là giai đoạn xấu nhất khi niềng răng nhưng thực chất cũng sẽ ảnh hưởng quá nhiều đến công việc và cuộc sống nếu bạn biết chăm sóc răng miệng và cơ thể đúng cách. Để cải thiện các vấn đề thường gặp trong giai đoạn đầu niềng răng thì bạn thì cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tình trạng đau nhức răng lợi thường diễn ra trong 1 vài tuần đầu niềng răng, thời gian này hãy ăn các thực phẩm mềm để dễ nhai, hạn chế đau nhức.
- Để giảm cọ xát mắc cài vào môi nướu thì bạn có thể bôi sáp nha khoa vào các cạnh sắc nhọn của mắc cài, từ đó sẽ hạn chế được những tổn thương do mắc cài gây ra.
- Trong suốt thời gian niềng răng cần có chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng dụng cụ chuyên dụng để việc vệ sinh diễn ra thuận lợi. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ bung tuột mắc cài và ngăn ngừa được bệnh lý răng miệng.
- Một chế độ ăn uống hợp lý khi niềng răng cũng rất quan trọng để tránh tình trạng sụt cân, hóp má khi niềng răng. Mặc dù cần tránh những đồ ăn cứng, dai nhưng vẫn hãy đảm bảo rằng bạn đang bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mình từ đa dạng các loại thực phẩm.



Chế độ ăn uống hợp lý – cải thiện giai đoạn xấu nhất khi niềng răng
Như vậy, chắc hẳn bạn đã biết giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là khi nào rồi chứ. Đây là giai đoạn tất yếu của quá trình niềng răng nên không thể tránh khỏi nhưng nếu bạn chủ động trong việc chăm sóc bản thân thì các giai đoạn niềng răng sẽ diễn ra thuận lợi và không gặp nhiều vấn đề như trên.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về bất cứ vấn đề liên quan nào khác thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Trẻ để được hỗ trợ nhanh chóng.
NHA KHOA TRẺ – Nha khoa chuyên sâu chỉnh nha tại Hà Nội
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi