Mỗi một bộ phận trên khuôn mặt đều góp phần quan trọng quyết định đến tính thẩm mỹ, diện mạo của khuôn mặt. Đặc biệt, với một chiếc cằm còn định hình cho gương mặt. Vậy nên nếu cằm thon gọn, Vline thì không mặt được đánh giá cao về thẩm mỹ và ngược lại nếu cằm bị lẹm thì sẽ là một khiếm khuyết của khuôn mặt. Vậy đặc điểm của cằm lẹm là như thế nào? Nguyên nhân và cách chữa trị ra sao? Cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. Cằm lẹm là gì? Đặc điểm nhận biết cằm lẹm
Cằm lẹm là hiện tượng cằm bị ngắn, thụt vào trong khiến tỷ lệ khuôn mặt không được cân đối. Khi đó, 2 đặc điểm trên khuôn mặt là đỉnh mũi, môi và cằm không nằm trên một đường thẳng (gọi là đường I line).
Cằm bị lẹm mức độ nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào độ lồi của cằm. Trường hợp cằm bị lẹm quá mức thì không có lồi cằm và tạo cảm giác khuôn mặt bị thụt hẳn vào trong, biểu hiện rõ ràng nhất là khi nhìn từ góc nghiêng khuôn mặt.
Đặc điểm nhận biết cằm lẹm bao gồm:
- Độ dài của cằm ngắn và nông tạo cảm giác 2 cằm dù không béo.
- Độ dài từ đỉnh môi dưới đến đáy cằm quá ngắn.
- Một số trường hợp hàm hô và bị đẩy ra ngoài nếu sự sai lệch xương hàm trên và hàm dưới quá lớn.
- Nhìn nghiêng sẽ thấy phần cằm bị lõm cong vào trong, thụt vào so với trán.
Với những trường hợp bị lẹm cằm thì chủ yếu là ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt, gương mặt sẽ trông tròn hơn, mũi trông nhỏ hơn… Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy người bị lẹm cằm sẽ dễ bị đau khớp, dễ bị mắc rối loạn khớp thái dương hàm hơn so với bình thường.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng cằm lẹm
Những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng lẹm cằm phải kể đến bao gồm yếu tố di truyền bẩm sinh, chấn thương hoặc bệnh ung thư răng miệng.
- Nguyên nhân di truyền: Nếu là do bẩm sinh thì ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã có những biểu hiện rõ ràng của khuyết điểm cằm lẹm. Điều này là do những đột biến bất thường trong cấu trúc gen, tổn thương trong quá trình mang thai, hoặc mắc hội chứng Micrognathia.
- Chấn thương hàm dưới: Một số chấn thương do tai nạn, va đập vùng hàm dưới sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Và khi đó sẽ dẫn đến tình trạng cằm lẹm.
- Ung thư răng miệng: Khi răng miệng bị tổn thương và cấu trúc mô tế bào bị phá hủy thì có nguy cơ làm cằm bị biến dạng, dần thiếu hụt gây ra lẹm cằm.
3. Các bài tập cằm lẹm có giúp cải thiện khuyết điểm này không?
Thực tế có không ít bài tập được truyền tai nhau trên mạng xã hội với công dụng chữa cằm lẹm, giúp khuôn mặt cân đối hơn. Tuy nhiên, các bài tập này gần như không có sự chỉ dẫn hay nhận định từ phía các chuyên gia.
Điều này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ khó lường, không chỉ không mang lại hiệu quả mà thậm chí làm sai lệch nghiêm trọng hơn. Bởi cằm lẹm là vấn đề ở xương và mô mềm chứ không phải do cơ nên khả năng điều chỉnh tự nhiên nhờ tập luyện là rất khó.
Xem thêm:
Răng lệch nhân trung: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Cách khắc phục khuôn mặt không cân đối
4. Các giải pháp chữa cằm lẹm cho từng trường hợp
Giải pháp chữa trị cằm lẹm như thế nào thì bác sĩ sẽ cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng răng miệng, độ tuổi của người bệnh để có chẩn đoán chính xác. Và phương pháp phổ biến nhất được ứng dụng trong điều trị cằm lẹm như sau.
4.1 Niềng răng
Niềng răng hay chỉnh nha được khuyến khích thực hiện ở trẻ em ngay ở giai đoạn đang phát triển răng và xương hàm. Khi đó cũng sẽ phát hiện sớm tình trạng lùi cằm hay cản trở phát triển xương hàm và can thiệp kịp thời, điều này cũng sẽ ngăn ngừa được nguy cơ cằm lẹm khi trưởng thành.
Niềng răng sẽ sử dụng các khí cụ chuyên dụng là mắc cài hoặc máng niềng răng Invisalign để kéo răng dịch chuyển, đồng thời định hướng sự phát triển của xương hàm. Niềng răng ngay ở giai đoạn nhỏ tuổi được đánh giá là tăng khả năng đạt khớp cắn lý tưởng (khớp cắn chuẩn), hiệu quả cao và khi trưởng thành gần như không phải can thiệp phẫu thuật do hàm phát triển lệch lạc.
4.2 Phẫu thuật cằm lẹm
Phẫu thuật độn cằm (nâng cằm) được áp dụng cho nhiều trường hợp cằm lẹm từ nhẹ đến trung bình. Bác sĩ sẽ sử dụng một số loại sụn tự thân, sụn nhân tạo sinh học để bồi đắp vào phần cằm bị lẹm, từ đó giúp cằm đầy đặn hơn và đạt hình thái tiêu chuẩn.
Ngoài ra, một số trường hợp cằm lẹm do mất xương thì sẽ phải phẫu thuật trượt cằm, thu gọn cằm. Khi phẫu thuật thì bác sĩ sẽ tiến hành trên xương hàm dưới, di chuyển một phần xương cằm về phía trước sau đó dùng kẹp cố định.
Phẫu thuật cằm lẹm là kỹ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi cao về tay nghề và chuyên môn của bác sĩ điều trị. Đồng thời cơ sở thẩm mỹ phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện an toàn trong phẫu thuật như phòng phẫu thuật chuyên dụng, vô trùng vô khuẩn, thiết bị công nghệ hiện đại để phẫu thuật đạt kết quả cao nhất.
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Trẻ về tình trạng cằm lẹm cũng như giải pháp chữa trị hiệu quả. Nếu cần thăm khám và hoặc tư vấn trực tiếp thì bạn có thể liên hệ với bác sĩ của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.